5 bệnh hay gặp trên gà

Dịch bệnh là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà, bởi gà thường bị dịch theo đàn dễ dẫn tới chết hàng loạt. Dưới đây là 5 bệnh dễ phát sinh thành dịch nhất khi chăn nuôi gà.
 

1. Bệnh Newcastle ( Niu cát xơn )
a) Đặc điểm bệnh
Bệnh phát ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, bệnh phát nhanh, lây lan rộng, tỷ lệ chết cao, điều trị tốn kém, không hiệu quả
b) Triệu chứng bệnh
– Gà ủ rũ, xù lông, cánh xệ, không ăn hay chui đầu vào cánh, rút cổ nhắm mắt, đứng gật gù cho nên còn gọi là bệnh gà rù.
– Gà ăn không tiêu, diều căng đầy hơi, mũi miệng chảy đầy dịch nhờn keo, thở khò khè bại liệt.
– Phân loãng màu trắng xanh, mùi tanh gà kiệt sức dần rồi chết.
– Những con mắc bệnh kéo dài ở thể mãn tính, thì có triệu chứng thần kinh co giật, quẹo cổ, đi thục lùi hoặc đi bằng đầu gối, mổ không trúng thức ăn.
Bệnh tích chủ yếu của bệnh này là xuất huyết ở dạ dày tuyến
Hình 1 Xuất huyết ở biểu mô mề
Hình 1 Xuất huyết ở biểu mô mề
Hình 2 Niêm mạc mề phù và bị bao quanh bởi các chất nhầy dày 
Hình 3 Đốm xuất huyết trên mề
c) Biện pháp phòng trị
– Gà 5 - 7 ngày tuổi dùng vắc xin Laxota hoặc vắc xin  Medivac ND - IB , lọ 100 liều pha với 10cc nước sinh lý mặn nhỏ mỗi con 2 giọt vào mắt hoặc mũi. Sau 2-3 tuần nhỏ lại lần 2 cũng liều lượng như trên 
– Gà trên 45  ngày tuổi chích vắc xin Niu-cát-xơn I (hệ M), lọ 100 liều pha với  50ml nước sinh lý mặn, chích mỗi con 0,5 ml dưới da cổ hoặc ức 
– Khi phát hiện trong đàn có gà nghi bệnh Niu cat xơn, tách riêng những con bệnh ra xử lý không điều trị, số mạnh còn lại cho uống vắc xin Medivac Clone 45 hoặc vắc xin Lasota và tăng liều gấp đôi so với liều phòng, đồng thời cho uống thêm kháng sinh phổ rộng ( BIO  AMOXYCOLI  hoặc GENTA DOX ... ) và vitamin để chống kế phát và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2. Bệnh Gumboro
a) Đặc điểm bệnh
– Bệnh thường xảy ra ở gà con từ 3 – 6 tuần tuổi.
– Bệnh phát ra đột ngột, lây lan nhanh tỉ lệ chết cao từ 20 – 30% (ngày thứ 3, 4 sau khi phát bệnh).
b) Triệu chứng bệnh
– Gà có hiện tượng bay nhảy lung tung, bứt rứt khó chịu, mổ cắn nhau vào khu vực hậu môn.
– Giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, xã cánh, diều căng đầy hơi, tiêu chảy phân loãng trắng.
– Mổ gà bệnh xẽ phát hiện ở vùng ngực, đùi có những vệt xuất huyết bầm đen, túi Fabricius sưng to, bên trong có dạng như múi khế chứa nhiều dịch nhầy hoặc xuất huyết đỏ.
Túi Fabricius bị bao phủ bởi một lớp chất dịch dạng keo 
Dịch rỉ có sợi huyết đông lại có hình dạng y như nếp gấp niêm mạc của túi Fabricius 
c) Biện pháp phòng trị
– Định kỳ sát trùng chuồng và dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng: Biodin 0,33% hoặc Virkon 0.5%.
– Gà 3 - 5 ngày tuổi dùng vaccin Gumboro hoặc MEDIVAC GUM A nhỏ miệng mỗi con 2 giọt và lặp lại lần 2 lúc gà 15 – 18 ngày tuổi. Hoặc phòng theo lịch phòng tùy địa phương và hãng thuốc khuyến cáo.
Khi phát hiện gà có triệu chứng nghi bị bệnh cần tiến hành các bước sau
– Cách ly ngay các con bệnh ra khỏi đàn.
- Tiêm Kháng thể Gumboro cho toàn đàn, liều 1ml/ con ( gà dưới 500GR ) , 2ml/ con ( gà trên 500GR )- Chi tiết sản phẩm Xem tại đây
-  Sử dụng Cặp  Điện Giải Anti – Gumboro, Vitamin C, đường Glucoza pha nước cho uống liên tục 4 – 5 ngày. Hoặc sử dụng cặp Antigum + Tcolivit ( mỗi loại 100gr ) pha với 100-150 lít nước cho uống.
Thông thường khi gà bị bệnh Gumboro sẽ làm suy giảm miễn dịch do vậy là cơ hội cho các loại vi khuẩn, mầm bệnh khác tấn công nên gà sẽ ghép thêm các bệnh khác như Ecoli, Cầu Trùng , Thương hàn, CRD ... Tùy theo mức độ cảm nhiễm mà có thuốc điều trị cho thích hợp . Để phòng bội nhiễm các bệnh do vi khuẩn BIO AMOXYCOLI 100gr pha 100  lít nước là một gợi ý 
3. Bệnh Tụ Huyết Trùng
a) Đặc điểm bệnh
– Bệnh thường xảy ra ở gà giò và gà lớn và cũng phát triển mạnh vào những lúc giao mùa (từ mưa chuyển sang nắng hay ngược lại).
– Bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh và thường gây chết nhiều về đêm, có trường hợp gà đang ấp nằm chết trên ổ.
b) Triệu chứng bệnh
– Gà ủ rũ, kém hoặc bỏ ăn, mồng tím tái, miệng chảy nhiều dịch nhờn, thức ăn không tiêu, tiêu chảy phân trắng đôi khi có lẫn máu, thở khò khè, bại liệt rồi chết.
– Bệnh kéo dài, mào và yếm sưng, gà tiêu chảy, sưng khớp.
– Mổ gà thấy: tích nước màng bao tim, xuất huyết mỡ vành tim, bao tim; gan sưng, có những nốt hoại tử màu trắng như hạt phấn.
c) Biện pháp phòng trị
– Gà mới mua về hoặc lúc thời tiết thay đổi, lúc chuyển chuồng nên trộn kháng sinh như Ampi Coli  hay COLIDOX … và vitamin C cho gà uống liên tục 3 – 5 ngày.
– Phòng bệnh bằng vaccin Tụ huyết trùng cho gà lúc 30 – 40 ngày tuổi, mỗi con 0,5cc. Chích lặp lại khi gà 2 tháng tuổi mỗi con 1 ml.
– Nuôi gà đẻ: trước khi đẻ và sau 4 tháng chích lặp lại 1 lần, 1ml/con, chích dưới da cổ.
– Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:
+ Kanamycin 1ml/7-10 kg thể trọng, ngày chích 1 lần. liên tục 3-4 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ Enrofloxacin (5%) 1cc/5 kg thể trọng, ngày chích 1 lần. liên tục 3-4 ngày 
+ Linspec 5/10  1cc/3-5 kg thể trọng, ngày chích 1 lần. liên tục 3-4 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ Cho uống GIẢI ĐỘC-GAN-THẬN-LÁCH.TA  liều lượng 100 gram cho 100 - 200 lít nước liên tục 5 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ Quét dọn chuồng trại sạch sẽ và sát trùng bằng BIOXIDE với liều 100 ml pha 10 lít phun toàn bộ chuồng nuôi ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
4. Bệnh cầu trùng
a) Đặc điểm bệnh
– Chăn nuôi gà trong một thời gian dài mầm bệnh sẽ có điều kiện phát triển mạnh.
– Bệnh thường tập trung và gây thiệt hại nhiều ở gà con từ 20 – 30 ngày tuổi. Gà trưởng thành kháng bệnh tốt hơn nên thiệt hại ít hơn.
– Gà đang mắc bệnh hoặc đã lành bệnh đều thường xuyên bài thải trứng qua phân, từ đó nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và gây bệnh cho con khác. Trứng bài thải sau 2 – 4 ngày mới có khã năng gây nhiễm và khó bị diệt bằng các loại thuốc sát trùng thông thường.
b) Triệu chứng bệnh
– Gà ủ rũ bỏ ăn uống nhiều nước, xệ cánh, xù lông, đi đứng không vững, ngoẹo đầu trên lưng, phân loãng lúc đầu màu xanh chuyển dần sang màu nâu có lẫn máu, tỉ lệ chết cao. Gà kém ăn, gầy ốm dần, đẻ giảm, rất dễ kế phát các bệnh đường ruột khác.
– Manh tràng sưng to và xuất huyết.
c) Biện pháp phòng 
– Hằng ngày quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Thức ăn nước uống phải sạch và đầy đủ dưỡng chất, không bị hôi, mốc.
– Trước khi nuôi cần vệ sinh thật kỹ các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại bằng nước sôi và để chuồng trống 1 – 2 tuần.
– Trộn vào thức ăn các loại thuốc HANEBA 30% hoặc Bio Cocci 33  … cho gà ăn hoặc pha nước lúc gà 10 – 12 ngày tuổi, 20 -22 ngày và sau 2 tháng. Mỗi đợt dùng thuốc trong 3 ngày liền, theo liều hướng dẫn trên bao bì.( chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
d) Biện pháp trị bệnh 
– Khi gà bị bệnh, để điều trị hiệu quả có thể dùng một trong các loại thuốc sau
T.EIMERIN (CẦU TRÙNG NĂM THÁI) liều lượng 100 gram cho 500 - 700 kg thể trọng, pha nước uống liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ COXYMAX : liều lượng 100 gram cho 500 - 700 kg thể trọng, pha nước uống liên tục trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày sau đó uống tiếp 2 ngày, hiệu quả rất tốt (  Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ Cho gà uống hoặc trộn thức ăn thuốc giải độc gan thận vì thuốc trị cầu trùng thuộc nhóm kháng sinh SUNFAMID nên sẽ gây độc cho thận 
Nên cho uống GIẢI ĐỘC-GAN-THẬN-LÁCH.TA  liều lượng 100 gram cho 100 - 200 lít nước liên tục 5 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
Hoặc cho ăn HAN SORBITOL liều lượng 1kg / 500 kg thức ăn liên tục 5-7 ngày 
5. Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD )
a) Nguyên nhân
– Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên, bệnh kế phát từ những bệnh khác Khi thời tiết thay đổi như quá nóng, lạnh, gió rét, ẩm độ cao, thông thoáng kém, dinh dưỡng kém, vận chuyển gà.
– Sự truyền bệnh qua trứng từ gà mẹ.
b) Triệu chứng và bệnh tích
– Gà con và gà dò đều thở khó, khò khè, kém ăn, gấy sút; gà lớn khó thở; gà phải há mồm ra để thở, chảy nước mắt, nước mũi, gà hay vẩy mỏ, kêu toóc toóc, đầu sưng. Gà đẻ giảm đẻ, tỉ lệ đẻ 20 – 30%, trứng ấp tỉ lệ chết phôi trước khi nở tăng.
– Xác gà gầy và nhợt nhạt do thiếu máu, khí quản viêm đỏ, niêm mạc mũi và các xoang mũi sưng phù chứa đầy dịch nhớt màu vàng hay vàng xám. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin.
c) Biện pháp phòng trị
– Cách phòng: Mua giống gà ở những cơ sở chăn nuoi tốt, vệ sinh chuồng trại tốt, thông thoáng. Dùng Tylosin, Genta-tylo, Tylosulfa, Tiamulin, CRD-Stop, một tháng sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 ngày.
+ Vaccin Nobi-vac MG (Hãng Intervet-Hà Lan): tiêm dưới da cho gà con liều 0.5 ml/con vào lúc 15 -18 ngày tuổi. Thường vaccin chỉ dùng cho đàn bố mẹ và gà đẻ vì giá đắt.
– Sử dụng một số thuốc sau để trị bênh cho gà:
+ Tylosin, Tiamulin, Genta-tylo tiêm 
+ Genta-costrim, Tylosulfa pha nước cho uống.
Mới hơn Cũ hơn

Comments

Responsive Advertisement